Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ đối với con người

Hạt dẻ vốn dĩ không phải là thực phẩm tươi sống nhưng giá trị dinh dưỡng của nó thì lại được đánh giá rất cao. Đây là loại thực phẩm sạch, an toàn mà chị em nên sử dụng cho cả nhà.

Vốn không phải là thực phẩm tươi sống nhưng hạt dẻ vẫn đảm bảo chứa đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho con người

1.            Giá trị dinh dưỡng của hạt dẻ

Trong tất cả các loại hạt chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Tuy không phải là thực phẩm tươi sống nhưng các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao từ 15,1-61,3 mg/ 28,35g. Còn các loại hạt dẻ đã được nấu, hấp chín thì chứa khoảng 9,5-26,7mg vitamin. Thêm vào đó, trong hạt dẻ còn chứa các vitamin nhóm B như folacin. Tất cả đều chứa những chất khoáng vi lượng đáng kể bao gồm: can-xi, sắt, ma giê, phốt-pho, man-gan, đồng, selen, kẽm. Ngoài ra đó còn là một nguồn kali đặc biệt dồi dào với số lượng 119 mg-715mg trong 100g.
Thành phần của hạt dẻ chứa nhiều chất giúp chống oxy hóa. Hạt dẻ còn giàu axit linoleic, một loại axit béo thuộc họ Omega-3. Không giống như các loại hạt khác, thành phần dầu trong hạt dẻ không cao. Thành phần chất béo của hạt dẻ cũng ít hơn các loại hạt khác. Trong hạt dẻ còn chứa chất phytosterol. Mặt khác, hạt dẻ rất giàu tinh bột nên có thể cung cấp nhiều năng lượng.

2.            Giá trị của hạt dẻ đối với sức khỏe con người

a.            Giúp ổn định lượng đường trong máu nhờ hàm lượng chất xơ cao

Hạt dẻ có hàm lượng chất xơ cao (100 gam hạt dẻ có tới 8.1 gam chất xơ). Chất xơ trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và không hòa tan. Chất xơ hòa tan được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có tác dụng làm giảm cholesterol và ổn định lượng đường trong máu.
Tuy là loại thực phẩm sạch, an toàn nhưng những người bị bệnh dạ dày nên tránh ăn nhiều hạt dẻ vì ăn nhiều hạt dẻ sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, người bị nặng thì sẽ bị xuất huyết dạ dày, gây ra đầy hơi trong đường tiêu hóa, dạ dày, khi nghiêm trọng sẽ dẫn đến táo bón. Vì vậy, mỗi ngày bạn không nên ăn quá 10 hạt dẻ to.

Là loại thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao nhưng vẫn hạn chế sử dụng hạt dẻ trong một số trường hợp

b.            Giúp ổn định năng lượng nhờ hàm lượng carbohydrate cao

Hạt dẻ là loại hạt có hàm lượng carbohydrate khá cao (45 gam carb trong 100 gam hạt dẻ). Carbs cần thiết cho việc tái tạo và cung cấp năng lượng trước mắt hoặc lâu dài, đồng thời góp phần ổn định chức năng hệ thần kinh. Carbohydrate trong hạt dẻ là carb tổng hợp nên được tiêu hóa chậm giúp bạn no lâu.

c.            Giúp ngừa ung thư và cải thiện chức năng não bộ nhờ giàu vitamin

Các vitamin B tan trong chất béo có mặt trong hạt dẻ giúp sản xuất các tế bào máu đỏ, phá vỡ protein, chuyển hóa tinh bột và chất béo thành năng lượng. Quá trình này đồng thời thúc đẩy làn da khỏe mạnh và tăng cường chức năng não.
Hạt dẻ còn chứa nhiều vitamin C (100 gam hạt dẻ chứa 43 gam vitamin C). Vitamin C là chất cần thiết cho răng, xương và mạch máu chắc khỏe. Vitamin C còn được coi là một chất chống oxy hóa giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do có hại. Nhờ đó, có thể nói, hạt dẻ còn có tác dụng phòng ngừa các bệnh ung thư do gốc tự do gây ra.

d.            Giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch nhờ hàm lượng kali cao

Cứ 518 gam hạt dẻ có chứa 100 gam kali. Kali là vi chất giúp tăng huyết áp hành động truy cập của natri, làm giảm nhịp tim và huyết áp. Nhờ đó, ăn hạt dẻ hàng ngày sẽ có tác dụng bảo vệ tim, phòng ngừa xơ vữa động mạch và hạn chế nguy cơ tăng huyết áp.

Tuy là thực phẩm sạch, an toàn và giá trị dinh dưỡng cao nhưng cũng không nên quá lạm dụng, chỉ cần bổ sung đủ lượng cần thiết thì có thể giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tags : Máy đục bê tông, Máy độtMáy cân mực laser 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

INSTAGRAM FEED

@soratemplates