Chia sẻ kinh nghiệm bảo quản thực phẩm sạch

Việc bảo quản thực phẩm sạch, thực phẩm tươi sống để sử dụng dần trong các bữa ăn hàng ngày là việc tưởng chừng rất đơn giản, nhưng lại chẳng đơn giản chút nào. Không ít các chị em nội trợ làm sai quy cách bảo quản, dẫn đến hậu quả thực phẩm tươi sống trong tủ lạnh gia đình mình ngày một biến chất và không đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng. Bài viết này sẽ chia sẻ những kinh nghiệm về cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, góp phần giữ chúng tươi lâu hơn và đảm bảo an toàn, vệ sinh.
1.      Bảo quản trái cây tươi
Trái cây tươi khi mua về nên để ráo nước, nhặt sạch cuống và loại bỏ những quả hỏng trước khi đưa vào tủ lạnh. Quả vải và chuối là một trong những trái cây không nên bỏ vào tủ lạnh, vì phần vỏ những loại trái cây này rất hay bị đen và hàm lượng chất dinh dưỡng cũng dễ bị mất dưới tác động của nhiệt độ thấp. Do vậy, chị em nội trợ nên bảo quản chuối và vải ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng gay gắt.
Để bảo quản thực phẩm sạch và an toàn, nên để trái cây ráo nước, loại bỏ quả hỏng trước khi đưa vào tủ lạnh
Ngoài ra, việc sử dụng màng bọc thực phẩm là hết sức “sáng suốt” đối với những trái cây đã được sử dụng một phần. Nên bảo quản thực phẩm sạch ở ngăn dưới tủ lạnh, tuyệt đối không để trong ngăn lạnh (ngăn đá) hoặc ngăn mát trên cùng vì khi nhiệt độ xuống thấp, trái cây sẽ dễ dàng đông cứng và bị hỏng.
2.      Bảo quản thịt
Thịt bò và thịt heo cùng chung một cách bảo quản. Bạn có thể cắt từng thớ thịt vừa đủ xếp gọn gẽ trong hộp nhựa, sau đó đậy chặt nắp lại. Tuy nhiên, bảo quản thực phẩm tươi sống trong ngăn đá cũng có một số quy tắc nhất định phải tuân theo. Thứ nhất, phải bảo quản và ăn hết trong vòng 2 tuần, không để lâu vì thịt dễ bị biến chất do vi khuẩn xâm nhập vào. Thứ hai, khi rã đông thịt thì bắt buộc phải chế biến hết số thịt rã đông, nếu bỏ vào tủ lạnh phần thừa còn lại thì thịt sẽ dễ dàng bị hư và biến chất.
3.      Bảo quản cá
Cá là loại thực phẩm tươi sống tương đối khó bảo quản, nếu bảo quản không đúng cách sẽ khiến cá bị hao hụt chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Để cá không có mùi tanh khi đưa vào tủ lạnh, chúng ta nên dùng dao sắc mổ thân cá, moi hết ruột và loại bỏ mang cá. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm trong nước muối hoặc giấm pha loãng để qua đêm nhằm gia tăng hiệu quả khử mùi hôi. Nên nhớ bao bọc cá bằng túi ni lông nhiều lớp và để tách xa với các loại thực phẩm khác, vì mùi tanh đặc trưng của nó rất dễ lan ra xung quanh.
Cá là loại thực phẩm tươi sống tương đối khó bảo quản trong tủ lạnh
4.      Bảo quản rau, củ
Rau củ rất nhanh héo và dễ biến đổi màu sắc, do vậy để bảo quản thực phẩm sạch và an toàn, trước hết nên phân loại rau củ trước khi cho vào tủ lạnh. Vì sao phải phân loại rau củ? Bởi lẽ mỗi loại rau, củ đều có thời gian bảo quản khác nhau. Nếu hai loại rau củ có thời gian bảo quản khác nhau để chung một chỗ, sẽ dẫn tới tình trạng loại này hư hỏng trước, gây ảnh hưởng xấu đến loại khác. Việc phân loại khá đơn giản, có thể dựa vào thời hạn bảo quản để bỏ chúng vào chung, hay tách riêng nhau ra. Lấy ví dụ như rau lá chỉ nên dự trữ 2 ngày, hành lá, bông cải xanh từ 3-5 ngày, bảo quản 1 tuần trong tủ lạnh gồm có dưa chuột, bí ngô, đậu Hà Lan,...Hai tuần trở lên là thời hạn bảo quản của các loại củ như su hào, cà rốt, khoai tây,…

Đối với các loại rau lá, nên để rau khô ráo rồi hãy đem vào tủ lạnh, vì nếu bề mặt ẩm quá mức sẽ khiến rau nhanh biến màu, hư hỏng. Riêng đối với các loại củ quả, chị em nội trợ nên trang bị sẵn những hộp nhựa có nắp đậy kín để bảo quản thực phẩm. Nhiệt độ lí tưởng để bảo quản các loại rau, củ dao động từ 1-40 C.
Tags : Máy đục bê tông, Máy độtMáy cân mực laser 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

INSTAGRAM FEED

@soratemplates